Năng lượng mặt trời

Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công

Trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ được phép lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Đây là một trong những nội dung tại Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh đã được Quốc hội thông qua.
 

Điện mặt trời và những vấn đề đặt ra về môi trường

Năng lượng mặt trời được biết đến là nguồn năng lượng tái tạo sạch và dồi dào nhất hiện nay. Các công nghệ năng lượng mặt trời có thể khai thác cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, bao gồm tạo ra điện, cung cấp ánh sáng và nước nóng để sử dụng trong gia đình, thương mại hoặc công nghiệp. Với các ưu điểm nổi trội về công nghệ, môi trường và tính cạnh tranh trong kinh tế, điện mặt trời đã và đang phát triển rất nhanh trên phạm vi thế giới. Tuy nhiên, song song với đó, thế giới đang phải đối mặt với vấn đề rác thải từ các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng.

Điện năng lượng mặt trời trên cánh đồng bê-tông nổi Cầu Tre

Để tiết kiệm sử dụng điện, theo đó, tuyến đường chính ở vùng kênh bê-tông nổi Cầu Tre (xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần) đã được lắp đặt điện năng lượng mặt trời dùng để thắp sáng. Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng bằng tấm pin năng lượng mặt trời còn ứng dụng vào việc dẫn dụ côn trùng, rầy vào bẩy đèn và đo các thông số về nguồn nước...
 

Phát triển năng lượng mặt trời áp mái, thúc đẩy xanh hóa năng lượng

Trước nhu cầu lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà tăng cao trong lĩnh vực sản xuất FDI tại Việt Nam, dẫn đầu là lĩnh vực điện tử/bán dẫn và dệt may, Việt Nam được xem là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển năng lượng mặt trời áp mái.