Năng lượng phát triển

EU với những thay đổi chiến lược về năng lượng

Thực ra, từ trong suốt hơn 10 năm trở lại đây, các đợt lục đục giữa Nga và Ukraine từng không ít lần khiến châu Âu phải đối mặt với tình trạng có thể bị cắt đứt nguồn cung về năng lượng. Sau khi cuộc khủng hoảng leo thang tháng 2/2022, EU áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga khiến quan hệ Nga-EU giảm xuống mức đóng băng và nguồn cung năng lượng của Nga cho châu Âu cũng vì thế mà sụt giảm nghiêm trọng, khiến lục địa già không thể chần chừ được nữa.

Để Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững

Vùng Tây Nguyên có năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Những năm qua các cấp, các ngành, nhất là các địa phương trong vùng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đạt nhiều kết quả to lớn, quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển của vùng vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, trước hết là các cấp ủy, chính quyền địa phương trong vùng.

Dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu đến năm 2050

Trong 30 năm tới, nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ giảm xuống ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu phát triển. Mặt khác, tác động mạnh mẽ của sự tăng tốc điện khí hóa sẽ vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập đến những tác động kéo dài của nhu cầu năng lượng từ đại dịch Covid-19 và tác động của sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng do cuộc xung đột Nga - Ukraine mang lại. Trong khi cả hai sự kiện trên đều đã chứng kiến sự thay đổi lớn về cung - cầu năng lượng trong ngắn hạn và tác động của chúng trong dài hạn.