Năng lượng phát triển

Vai trò của thủy điện trong hệ thống khi Việt Nam phát triển mạnh điện mặt trời

Trong năm 2021, do thực tế công suất của điện mặt trời mái nhà sẽ được phát rất lớn, nên hệ thống sẽ phải cắt giảm 65 - 100% công suất các nhà máy nối vào lưới điện 110 kV trở lên - nghĩa là, không chỉ các nhà máy điện mặt trời, điện gió "mệt mỏi" vì không được phát điện, mà nhiều nhà máy điện khác có giá bán điện cao cũng không được huy động nhiều. Do vậy, nên chăng, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ mở rộng các dự án thủy điện hiện hữu, chúng ta cần tính toán lại kế hoạch đầu tư xây dựng thủy điện tích năng sớm hơn để khắc phục tình trạng giảm huy động điện mặt trời và điện gió như hiện nay. 

Điện gió ngoài khơi: Tình thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ của các chủ đầu tư

Theo Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Dự thảo Quy hoạch điện VIII), công suất điện gió ngoài khơi đạt từ 2 - 3 GW và chiếm từ 1,45% đến 2% trong tổng công suất điện đến năm 2030. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi hiện đang gặp rất nhiều khó khăn cả về khả năng đáp ứng tiến độ giá FIT 2021, cũng như sự kém hiệu quả về tài chính. 
 

Điện gió ngoài khơi Việt Nam có những ưu điểm gì?

Việt Nam với đường bờ biển dài tới 3.260 km, được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn về điện gió ngoài khơi. Trong bài viết này, tác giả sẽ đánh giá sơ bộ hệ số công suất (net capacity factor) của 1 trại gió 600 MW nếu phát triển ở các vùng biển ngoài khơi nước ta, sử dụng tua bin gió có gam công suất 10 MW (điển hình cho xu hướng phát triển của công nghệ điện gió hiện nay), cũng như đánh giá sự thay đổi hệ số công suất của trại gió này trong năm và nó có mang lại lợi ích gì cho hệ thống điện nước ta hay không?