Năng lượng gió

Chuyện lỗ - lãi của các nhà máy điện gió Việt Nam

Vừa qua, Công ty Điện gió Phong Liệu công bố thông tin tài chính năm 2022 với lợi nhuận sau thuế tới 124 tỉ đồng đã làm dư luận khá “hoang mang”. Nguyên nhân là trước đó, một loạt các doanh nghiệp điện gió báo lỗ, cá biệt có doanh nghiệp báo lỗ gần ngàn tỉ đồng. Vậy thực hư câu chuyện về lỗ - lãi của doanh nghiệp điện gió là như thế nào?

TS Hoàng Xuân Quốc: Phát triển điện gió ngoài khơi cần chính sách sớm và đồng bộ

Với triển vọng lớn, việc phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) của nước ta đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ, các Bộ ngành chức năng cũng đang trong quá trình định hướng xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách để có thể tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá gần như vô tận này. Xung quanh vấn đề trên, Tạp chí Năng lượng Mới/ PetroTimes có cuộc trao đổi với TS. Hoàng Xuân Quốc, Giám đốc năng lượng Tập đoàn VinaCapital, Thành viên độc lập HĐQT Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).

Cần thêm chính sách để phát triển điện gió bền vững

Theo lộ trình đến năm 2030, điện gió và điện mặt trời sẽ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Điều này là phù hợp bởi hơn 39% lãnh thổ của Việt Nam có tốc độ gió hơn 6m/s tại độ cao 65 m. Đặc biệt, khoảng 8% diện tích lãnh thổ Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển năng lượng gió lên tới 112 GW.

Nội lực của PVN trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi Việt Nam

Theo báo cáo của World Bank Group và tư vấn BVG Associates cho thấy: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hoàn toàn có đầy đủ năng lực để thực hiện toàn bộ công việc liên quan đến ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi (ngoại trừ cung cấp tua bin, cáp ngầm, máy biến áp). Đặc biệt, nhờ vào thế mạnh cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực, PVN có những lợi thế để tiết kiệm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao hơn cho các dự án điện gió ngoài khơi trong cả vai trò chủ đầu tư và tổng thầu... Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.