Năng lượng tái tạo của Châu Phi: 10 năm phát triển thần tốc

Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), Châu Phi đã tăng gấp đôi công suất khai thác năng lượng xanh trong 10 năm qua, bao gồm điện gió, thủy điện, địa nhiệt và đặc biệt là điện mặt trời....

10 năm phát triển thần tốc

Châu Phi đã tăng gấp đôi công suất khai thác năng lượng xanh trong 10 năm qua. Ảnh AFP

Tuy nhiên, công suất của lục địa này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong công suất toàn cầu và những nguồn năng lượng tái tạo này được phân bổ không đều giữa các nước châu Phi.

Công suất năng lượng tái tạo của châu Phi hiện nay là 62 GW, đóng góp gần 1/4 lượng điện của châu lục, con số này đã tăng lên so với mức dưới 20% cách đây 10 năm. Đồng thời, điện gió cũng đã tăng lên 3,5 lần, và 8 lần đối với điện mặt trời. Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế chỉ ra công suất ngoài mạng lưới (không hòa lưới điện quốc gia) cũng tăng lên gấp 4 lần. Tổng kết sự thay đổi này: Năng lượng tái tạo ở châu Phi chỉ chiếm 2% công suất toàn cầu, một nửa trong số đó nằm ở châu Á.

Sự phân bổ của công suất năng lượng tái tạo ở Châu Phi không đồng đều. Chỉ có 5 quốc gia ở châu lục này sở hữu một nửa công suất bao gồm: Nam Phi, Angola, Ai Cập, Ethiopia và Maroc. Và chỉ có 8 quốc gia sử dụng 80% năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện của mình. Trong số đó, các nước Ethiopia, Kenya, Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Zambia sử dụng chủ yếu là thuỷ điện.

Điều này có nghĩa là, tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo đã tăng trong 10 năm qua, từ 11% lên 35% ở Burkina Faso và từ 2% lên 17% ở Niger. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở khu vực Bờ Biển Ngà hay Gabon vẫn ở mức ổn định và thậm chí còn giảm ở Ghana hay Cộng hòa Trung Phi.

Mặc dù có thể thấy công suất năng lượng tái tạo của châu Phi đã tăng 4,6% vào năm 2023, tuy nhiên con số này ở các nước Trung Đông là 16,6% và gần 10% ở lục địa Châu Âu và Châu Đại Dương.

Nh.Thạch

Nguồn:10 năm phát triển thần tốc (petrotimes.vn)