Georgia: Nguồn năng lượng xanh cho châu Âu?

Liên minh châu Âu (EU) muốn nhập khẩu điện xanh từ Georgia như một phần trong nỗ lực giúp nước này bớt phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, chấm dứt sử dụng nhiên liệu tái tạo và giúp khối đạt được các mục tiêu về khí hậu.
 

Đối với Georgia, Kura - con sông dài nhất ở vùng Kavkaz chảy qua Thủ đô Tbilisi, là huyết mạch, nhất là đối với ngành năng lượng của đất nước. Khoảng 70% điện năng tại quốc gia 3,7 triệu dân nằm giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và Azerbaijan này là từ thủy điện. 20% còn lại được thu từ than đá và khí đốt tự nhiên. 10% còn lại được là nhập khẩu từ Nga.

georgia nguon nang luong xanh cho chau au hinh 1

Georgia phụ thuộc nhiều vào thủy điện để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Ảnh: DW

Tuy nhiên, Georgia đang nuôi tham vọng không chỉ thoát khỏi việc phụ thuộc vào năng lượng của nước ngoài và nhiên liệu hóa thạch, mà còn trở thành một trung tâm xuất khẩu "năng lượng xanh" ở châu Âu.

Ngân hàng đầu tư và phát triển thuộc sở hữu nhà nước của Đức, Kreditanstalt für Wiederaufbau (KfW), là một trong những nhân tố chính thúc đẩy kế hoạch này. Họ đang hỗ trợ hơn 217 triệu USD cho Georgia để tạo ra nhiều năng lượng tái tạo hơn.

Nhà sản xuất điện nhà nước GSE dự kiến sẽ mở rộng công suất từ 4.600 megawatt (MW) hiện tại lên dưới 10.000 MW vào năm 2033. Các nhà máy thủy điện mới sẽ có thể cung cấp khoảng 4 gigawatt (GW) công suất mới.

Ngoài ra nước này còn có kế hoạch xây dựng các trang trại gió mới với công suất 900 MW và quang điện với 200 MW. Hiện tại, quốc gia này chỉ có một trang trại gió với công suất 21 MW đang hoạt động.

Điều này sẽ biến Georgia từ một nước nhập khẩu điện ròng thành một nước xuất khẩu "điện xanh" cho châu Âu. Ngoài Georgia, các trang trại gió ngoài khơi ở Biển Caspian của Azerbaijan cũng có thể đóng một vai trò trong việc cung cấp năng lượng xanh cho phương Tây.

Để biến tầm nhìn này thành hiện thực, EU và Georgia đang theo đuổi ý tưởng chạy một đường dây điện qua Biển Đen. Với chiều dài khoảng 1.100 km, đây sẽ là một trong những tuyến cáp điện dưới biển dài nhất thế giới và có thể chuyển 1.000 MW theo cả hai hướng. Tuy nhiên, khoản đầu tư sẽ rất lớn với hơn 2 tỷ euro.

Để có thể định giá dựa trên thị trường, nhà cung cấp điện thuộc sở hữu nhà nước GSE đã công bố kế hoạch thành lập Sàn giao dịch điện Georgia trong năm nay. "Nếu không có một thị trường điện cởi mở như vậy, sẽ không có nhà đầu tư nước ngoài nào đến", thành viên hội đồng quản trị GSE Zviad Gachechiladze nói.

Hiện giá điện ở Georgia vẫn do nhà nước quy định, vì vậy tự do thương mại khó có thể thực hiện được. Ông nói: “Giá thị trường tạo cơ sở cho các thỏa thuận mua bán năng lượng xanh (PPA). Điều này sẽ cho phép dòng vốn chảy vào Georgia để xây dựng năng lực xanh cho châu Âu".


Mai Anh (theo DW)/www.congluan.vn

Nguồn: https://www.congluan.vn/georgia-nguon-nang-luong-xanh-cho-chau-au-post253237.html