Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

Phân biệt tài nguyên năng lượng tái tạo và tài nguyên năng lượng không tái tạo?

Khi các thuật ngữ về năng lượng thay thế, năng lượng sạch, năng lượng bền vững và năng lượng xanh không còn quá xa lạ thì những nguồn năng lượng tái tạo dần phổ biến trên thị trường hiện nay.

Chúng thu được từ tự nhiên như: gió, nước và mặt trời. Chúng ưu ái với cái tên “nguồn năng lượng bền vững”. Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo có đặc điểm gì?

tm-img-alt
Các loại năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

1. Năng lượng không tái tạo (năng lượng không tái sinh)

Dưới đây là các thông tin cơ bản về năng lượng không tái tạo:

1.1. Năng lượng không tái tạo là gì?

Năng lượng không tái tạo hay còn gọi là năng lượng không tái sinh, là các loại năng lượng được lấy từ các nguồn mà sau một thời gian khai thác sẽ cạn kiệt.

1.2. Các loại năng lượng không tái tạo

Năng lượng không tái tạo chính là nhiên liệu hóa thạch có nguồn gốc từ Cacbon như: dầu mỏ; khí đốt; than đá.

1.3. Năng lượng không tái tạo dùng để làm gì?

Năng lượng không tái tạo hầu như có mặt trong tất cả hoạt động hàng ngày của con người, một số vai trò có thể kể đến như sau:

  • Sản xuất điện năng: nhiệt điện (nhà máy nhiệt điện dùng than đá).
  • Khí đốt: để dùng cho sinh hoạt, sưởi ấm.
  • Phụ phẩm từ nhiên liệu hóa thạch: được dùng để phục vụ đời sống con người: xăng xe, nhựa đường, sản xuất mạch điện tử...
tm-img-alt
Các loại năng lượng không tái tạo

2. Năng lượng tái tạo

Dưới đây là các thông tin cơ bản về năng lượng tái tạo:

1.1. Năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo (Tiếng anh: Renewable energy): là loại năng lượng có nguồn gốc từ tự nhiên có thể được hình thành liên tục và vô hạn; hoặc các nguồn năng lượng mà con người có thể sản xuất được.

1.2. Các loại năng lượng tái tạo

- Có nhiều loại năng lượng tái tạo từ tự nhiên như: nắng từ mặt trời; gió; nước chảy (sông); nhiệt từ núi lửa, lòng đất...

- Năng lượng con người có thể sản xuất: xăng sinh học, cồn sinh học, khí bioga...

1.3. Năng lượng tái tạo dùng để làm gì?

Con người tận dụng năng lượng tái tạo từ tự nhiên chủ yếu dùng vào mục đích sản xuất điện năng:

  • Sản xuất điện từ dòng chảy của nước: đã được sử dụng từ rất lâu, người ta gọi đó là các nhà máy thủy điện.
  • Xu hướng tương lai: hiện các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh việc xây dựng nhà máy điện gió, điện mặt trời. Ở một số nơi có núi lửa người ta còn dựa vào nguồn nhiệt để làm nhà máy nhiệt điện.

Ngoài ra con người còn sản xuất được các nguồn năng lượng tái tạo khác như xăng, khí sinh học để phục vụ cho việc đi lại, sinh hoạt gia đình.

tm-img-alt
Các loại năng lượng tái tạo

3. So sánh năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

Năng lượng tái tạo và không tái tạo nhìn chung đều phục vụ cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên có một số điểm đặc biệt chúng ta cần tìm hiểu để

3.1. Về chi phí đầu tư và giá thành

Năng lượng tái tạo thường được giới thiệu là sạch và rẻ, tuy nhiên một điều ít được biết đến là chi phí đầu tư ban đầu để tạo ra một hệ thống sản xuất năng lượng khá tốn kém. Tuy nhiên về lâu dài, giá sản phẩm sẽ ổn định vì dạng năng lượng này có thể tự tái tạo, không bị cạn kiệt.

Đối với năng lượng không tái tạo, chí phí đầu tư tùy vào loại. Tuy nhiên việc khai thác một số loại khá đơn giản, ví dụ như than đá, khí đốt... dẫn đến chi phí đầu tư giảm xuống. Tuy nhiên, về lâu dài nhiên liệu hóa thạch sẽ ít đi, dẫn đến tình trạng khan hiếm làm giá thành sản phẩm tăng lên.

3.2. Về mặt bảo vệ môi trường

Năng lượng tái tạo: giúp giảm lượng khí CO2 phát sinh ra bầu khí quyển, giúp môi trường trong lành hơn, giảm hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, việc xây dựng một số hệ thống năng lượng lại phải phá rừng, cũng gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

Năng lượng không tái tạo: sau một thời gian khai thác sẽ cạn kệt, có thể gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu khai thác (bụi bẩn, sụt lún đất...). Sử dụng nhiên liệu hóa thạch còn làm phát sinh nhiều khí nhà kính, là một trong những nguyên nhân lớn nhất làm ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu.

tm-img-alt
Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

4. Kết luận

Mỗi nguồn năng lượng có ưu và nhược điểm khác nhau cũng như vai trò đặc biệt khác nhau trong cuộc sống.

Tuy nhiên: chúng ta nên sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nhiều hơn, giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch để giảm bớt hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Giúp cho cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 định nghĩa hai khái niệm trên như sau:

"2. Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo.

3. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo."

Nguyễn Đức

Nguồn: Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo (moitruongvadothi.vn)