Bản tin Năng lượng xanh: Năng lượng tái tạo sẽ tăng kỷ lục

Sản xuất NLTT dự kiến sẽ tăng trưởng kỷ lục (đạt mức 8%/năm), sẽ chiếm hơn 90% tăng trưởng nhu cầu trong giai đoạn này. Sản xuất năng lượng hạt nhân cũng được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 1% hàng năm. Do nhu cầu điện tăng chậm lại và việc mở rộng đáng kể công suất NLTT, việc sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch nhìn chung vẫn sẽ trì trệ trong những năm tới.

IEA dự báo rằng, sản lượng than sẽ giảm nhưng không nhiều do sự gia tăng tiêu thụ than tại Trung Quốc và Ấn Độ, bất chấp xu hướng loại bỏ than tại các thị trường Mỹ và châu Âu. Trung Quốc chiếm hơn một nửa lượng than tiêu thụ toàn cầu nên triển vọng của ngành than phụ thuộc chủ yếu vào chính sách của nước này. Trong tháng 4/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố, Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt chẽ các dự án phát điện bằng than, hạn chế chặt chẽ mức tiêu thụ than trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 - 2025) và giảm dần trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 15 (2026 - 2030).

Ngoài ra, báo cáo của IEA cũng chỉ ra rằng, các biện pháp chính sách hiện tại trên thế giới là không đủ để giảm lượng khí thải. IEA dự báo, lượng phát thải từ ngành điện sẽ gần như không đổi trong giai đoạn được xem xét, mặc dù chúng phải giảm mạnh để đáp ứng kịch bản không phát thải của IEA vào năm 2050.


Thay đổi tỷ lệ phát điện: hạt nhân (vàng), than (đen), khí (xanh dương), và năng lượng tái tạo (xanh lá cây). Nguồn: IEA.

CNOOC sẽ dành 5-10% ngân sách CAPEX, tương đương 0,75-1,5 tỷ USD/năm cho phát triển lĩnh vực NLTT, chủ yếu đầu tư vào điện gió và mặt trời. Cụ thể, công ty có kế hoạch mua mặt bằng cho các dự án điện gió ngoài khơi công suất 5-10 GW (lắp đặt 1,5 GW), cũng như điện gió và mặt trời đất liền với công suất 5 GW (trước mắt lắp đặt 0,5-1,0 GW). Không chỉ riêng CNOOC đang tích cực chuyển đổi, nắm bắt xu hướng năng lượng mới, tập đoàn dầu khí nhà nước số 1 Trung Quốc – PetroChina cuối năm 2021 vừa thông báo đấu thầu mua 4,5 GW mô-đun pin mặt trời.

Dựa trên ngân sách phân bổ năm 2021 của CNOOC ước tính vào khoảng 100 tỷ NDT (tương đương 15,4 tỷ USD), tập đoàn này sẽ phân bổ từ 5-10 tỷ NDT cho lĩnh vực năng lượng mới. Nếu so sánh với tiêu chuẩn của các tập đoàn dầu khí lớn khác trên thế giới và theo tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc, các khoản đầu tư của CNOOC vào NLTT là không đáng kể. Trước đó vào năm 2021, Trung Quốc đã đưa vào vận hành hơn 100 GW năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Các công ty dầu khí khác của Trung Quốc đang rất tích cực trong lĩnh vực NLTT.

Theo thống kê các nhà sản xuất module năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới trong năm 2021, công ty LONGi Solar dẫn đầu danh sách. Tiếp đến theo thứ tự là các nhà sản xuất: Trina Solar, JA Solar, JinkoSolar, Canadian Solar; Risen Energy; First Solar; Suntech Power; Q CELLS (Hanwha Solutions) và Astronergy (Chint). Trong năm 2021, 10 nhà sản xuất module năng lượng mặt trời hàng đầu đã xuất xưởng sản lượng pin với công suất tương đương 150 GW. Các nhà sản xuất Trung Quốc chiếm 8/10 vị trí dẫn đầu theo sản lượng và chiếm tất cả 6 vị trí đầu tiên trong danh sách.

Viễn Đông

https://petrotimes.vn/ban-tin-nang-luong-xanh-nang-luong-tai-tao-se-tang-ky-luc-639446.html